Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021

Quảng Ngãi qua lăng kính của người con xa quê

 

TheLEADERNghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Văn Đảnh từng tâm sự, những kỷ niệm tuổi thơ đã đọng lại trong tâm trí của ông, thôi thúc ông phải hướng ống kính về quê hương, để tri ân vùng đất đã sinh ra và nuôi dưỡng tâm hồn ông.

Nếu như núi Ấn sông Trà, Thiên Bút phê vân được xem như một biểu tượng của vùng đất địa linh nhân kiệt, thì các di tích lịch sử khởi nghĩa như Ba Tơ, Ba Gia, địa đạo Đám Toái, chứng tích Sơn Mỹ, Vạn Tường… lại là minh chứng hùng hồn cho sự anh dũng, quả cảm trong cách mạng nhưng không ít đau thương của người dân Quảng Ngãi.

 

Bên cạnh đó, nơi đây còn có sự hài hòa của những dòng sông xen lẫn núi đồi, gềnh thác cùng nhiều di tích, kiến trúc cổ như núi Thiên Ấn, di chỉ văn hóa Sa Huỳnh, thành cổ Châu Sa... Ngoài ra, Quảng Ngãi còn được nhắc đến với những bãi biển đẹp như Mỹ Khê, biển Dung Quất, Sa Huỳnh, Minh Tân...

 

Cũng là người con của Quảng Ngãi, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Văn Đảnh hiện đang sinh sống và làm việc tại TP. HCM. Ông luôn muốn thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của mình qua hàng ngàn tác phẩm chụp về thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và những con người Quảng Ngãi chân chất, bình dị, một nắng hai sương.

 

Trải qua những năm tháng tuổi thơ tại miền đất nhiều nắng gió Quảng Ngãi, ông Đảnh vẫn luôn đau đáu những hình ảnh quê hương với những làng nghề truyền thống lâu đời tạo thành những nét riêng biệt nơi đây. Tuy nhiên, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã khiến những hình ảnh rất quê đó trở nên mờ dần.

 

Do đó, những tác phẩm ông Đảnh chụp thường là những góc nhìn rất đời và mang lại ít nhiều hình bóng còn sót lại của ngày xưa.

 

Những góc nhìn hiếm hoi ở Quảng Ngãi

Chợ Gừng

Nếu ai đó đã đến Quảng Ngãi vào những ngày 22 – 25 tháng Chạp hàng năm, thì không thể không biết đến những phiên chợ gừng nổi tiếng nơi đây. Chợ họp đông nhất là chợ tỉnh. Bắt đầu từ 4 giờ sáng đông đến 12 giờ trưa thì tan chợ. Gừng được khai thác từ các vùng quê, đặc biệt gừng già được chọn lọc kỹ để người mua có thể về làm mứt cúng đầu năm. Phiên chợ được diễn ra rất hiền hòa, cả người mua người bán đều thân thiện và gửi nhau những câu chúc cho một năm mới bình an tốt lành.

 

Những góc nhìn hiếm hoi ở Quảng Ngãi 1

Nấu Don

Don là một món ăn đặc biệt của Quảng Ngãi. Sau Tết, mùa cào don, nhủi hến lại diễn ra ở các vùng như sông Trà, Nghĩa An, Trà Bồng… , trong đó thường nhộn nhịp nhất vẫn ở cuối sông Trà. Người lao động một ngày làm được 100kg và thu nhập từ 200 – 300.000 đồng. Họ ngâm mình trong nước lạnh từ 5 giờ sáng đến 10 giờ trưa.

 

Những góc nhìn hiếm hoi ở Quảng Ngãi 2

Mùa cào don, nhủi hến

Cao điểm của mùa săn đặc sản này bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8 Dương lịch. Những năm gần đây, nhiều người thích món ẩm thực này nên người dân vẫn khai thác kéo dài đến tận dịp Tết Nguyên đán.

 

Những góc nhìn hiếm hoi ở Quảng Ngãi 3

Nhủi hến

Tuy nhiên, đáng chú ý, người dân ở vùng có don lại ít hành nghề cào don, nhủi hến. Có lẽ do sự nhọc nhằn của nghề này mang lại khi phải thức dậy sớm, ngâm mình dưới nước hàng giờ đồng hồ, chân tay nứt nẻ… mà nhiều người đã lựa chọn các công việc dễ dàng hơn.

 

Những góc nhìn hiếm hoi ở Quảng Ngãi 4

Bánh xèo Mỹ Khê

Khác với bánh xèo nơi khác, bánh xèo Mỹ Khê làm bằng bột gạo,không có bột mỳ nên không giòn mà rất mềm, nhân có 1 con tôm. Khi ăn cuốn với bánh đa, rau sống mang đến cho người ăn cảm giác ngon và lạ miệng, nên món này thường rất đông khách.

 

Những góc nhìn hiếm hoi ở Quảng Ngãi 5

Ốc Sông Trà

Ốc sông Trà là một đặc sản được bày bán dọc phía bắc bờ sông trà, không có bùn, thơm ngon đậm hương vị. Giá khoảng 10.000 đồng một bịch ốc.

 

Những góc nhìn hiếm hoi ở Quảng Ngãi 6

Bánh bèo Mỹ Khê

Về Mỹ Khê, ai cũng ghé quán này. Quán nằm sâu trong làng nhưng rất đông khách vì hương vị rất quê, rất thật mà nó mang lại. Tuy quán này của bà Lợi nhưng vì đông khách quá nên ai cũng trêu đùa gọi tên quán là bà ‘Đợi’.

 

Những góc nhìn hiếm hoi ở Quảng Ngãi 7

Làm bánh Thuẩn

Nơi hành nghề làm bánh Thuẩn sôi nổi nhất là Nghĩa Dõng. Bánh làm cúng đầu năm và được bán quanh năm.

 

Những góc nhìn hiếm hoi ở Quảng Ngãi 8

Đan lát

Nghề đan lát phát triển mạnh sau khi có khu làng nghề Tịnh Đông được xây dựng. Người ta đan các dỏ dựng nông sản như đu đủ, trái cây, dứa...và được tiêu thụ ra ngoài tỉnh.

 

Những góc nhìn hiếm hoi ở Quảng Ngãi 9

Đổ đường phèn

Đường vừa là đặc sản, vừa là thương hiệu của Quảng Ngãi. Nói đến Quảng Ngãi, người ta hay nhắc đến đường phèn,đường phổi...làm thủ công.

 

Những góc nhìn hiếm hoi ở Quảng Ngãi 10

Lò đường thủ công trước năm 1975

Quảng Ngãi - Lăng kính của người con xa quê 11

Thành phẩm đường

Quảng Ngãi - Lăng kính của người con xa quê 12

Kéo chỉ đường phèn

Tuy nhiên, ngày nay, ‘cơn bão’ của khoa học kỹ thuật đã khiến các lò đường thủ công với hương vị đậm đà của mía trở nên khó tìm tại nơi đây.

 

Quảng Ngãi - Lăng kính của người con xa quê 13

Nghề tái chế cao su Thu Xà

Nghề tái chế cao su được hình thành đông đúc và bài bản nhất là ở Thu Xà. Tất cả xăm lốp cao su khi dùng hết hạn người ta mua về chế biến thành gàu múc nước, xô đựng hồ, máng cho heo ăn....Đó là những vật thường dùng cho người dân trong cuộc sống. Hàng chế biến này được tiêu thụ khắp cả nước. Nghề này đòi hỏi những thanh niên có sức khỏe mới làm được.

 

Quảng Ngãi - Lăng kính của người con xa quê 14

Cánh đồng tỏi

Lý Sơn là thiên đường của tỏi. Tỏi Lý Sơn thơm ngon, không cay nồng và là một vị thuốc trị bệnh nên được nhiều người ưa thích. Về Lý Sơn trúng mùa thu hoạch tỏi, bạn sẽ thấy nơi đây đông đúc, nhộn nhịp như ngày hội.

 

Quảng Ngãi - Lăng kính của người con xa quê 15

Mùa thu hoạch tỏi

Cũng giống như bao làng quê trên mảnh đất này, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đem đến năng suất lao động tốt hơn cho người dân nhưng nó cướp đi rất nhiều truyền thống quý giá mà ta không thể cưỡng lại được.

Quảng Ngãi qua lăng kính của người con xa quê

  TheLEADERNghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Văn Đảnh từng tâm sự, những kỷ niệm tuổi thơ đã đọng lại trong tâm trí của ông, thôi thúc ông phải hướng...